game-cuc-hay-choi-me-ngay

9 tuyệt kỹ đỉnh cao trong kiếm hiệp Kim Dung khiến bạn phát hoảng

Nhắc đến kiếm hiệp người ta không thể bỏ qua Kim Dung, người được mệnh danh ông Vua của thể loại Kiếm hiệp, ông cũng là người có nhiều tiểu thuyết để đời nhất. Tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung với những món võ công tuyệt đỉnh vô địch thiên hạ. Cùng Choinhanh.vn điểm qua 9 tuyệt kỹ mạnh nhất nhé.

1. Hấp Tinh Đại Pháp và Bắc Minh Thần Công

Đây là môn công phu chuyên hút nội lực của người khác chuyển thành nội lực của mình nhưng với điều kiện nội lực của đối thủ phải thấp hơn.

Hấp Tinh Đại Pháp là môn võ nội công xuất hiện trong Tiếu Ngạo Giang Hồ, bộ võ công này dùng để hút nội lực của người khác cho mình hay chình mình dùng hoặc đem nội lực của người khác xóa bỏ. Hấp Tinh Đại Pháp bắt nguồn từ Bắc Minh Thần Công cùng Hóa Công Đại Pháp dung hợp lại mà thành.

Bắc Minh Thần Công là một loại thượng thừa nội công tâm pháp trong truyện Thiên Long Bát Bộ. Đây là môn võ có nguồn gốc từ phái Tiêu Dao được Đoàn Dự phát hiện cùng lúc với Lăng Ba Vi Bộ. Đây là môn nội công có tác dụng hút nội lực của người khác để cho bản thân sử dụng.

Những người sử dụng môn võ công này có: Đoàn Dự, Lệnh Hồ Xung, Nhậm Ngã Hành, Tinh Túc Lão Quái, Tiêu Dao Tử

2.  Dịch Cân Kinh

Dịch Cân Kinh cùng với Tẩy Tủy Kinh là một trong hai môn công pháp trấn phái của Thiếu Lâm Tự. Dịch Cân Kinh là một bí kíp chỉ dẫn cách vận khí nhằm cường thân kiện thể và trường sinh bất lão

Những người luyện thành công chỉ có: Phương Chứng Đại Sư, Bối Hải Thạch, Lệnh Hồ Xung

3. Càn Khôn Đại Na Di

Càn Khôn Đại Na Di là bộ võ công tâm pháp thất truyền của Minh giáo nơi Tây Vực, giáo chủ Minh Giáo đời thứ 34 là Trương Vô Kị trong một lần tình cờ đang đuổi theo Thành Con đã tìm ea bí kíp võ học này. Nhờ có cử dương thần công thâm hậu nên đã tu luyện đến tầng thứ 6 chỉ trong 1 đêm.

Càn Khôn Đại Na Di là bộ võ công sử dụng để di chuyển nội lực trong cơ thể đồng thời giảm sát thương của các chiêu thức do kẻ địch gây ra hoặc ném trả chiêu thức lại cho kẻ thù hoặc qua kẻ khác.

Với môn võ thần công uy trấn giang hồ  này Trương Vô Kị là người duy nhất học được tầng thứ 7.

4.  Cửu Âm Chân Kinh

Cửu Âm Chân Kinh là bộ võ công xuất hiện trong bộ tiểu thuyết Anh Hùng Xạ Điêu qua lời kể của Chu Bá Thông với Quách Tĩnh lý do tại sao mình bị Hoàng Dược Sư giam giữ. Theo đó người sáng tạo ra môn võ này chính là Hoàng Thường.

Bộ Cửu Âm Chân Kinh gồm 2 quyển: Quyển thượng bao gồm các bí kíp rèn luyện nội công, quyển hạ bao gồm các chiêu thức khắc địch và bảo vệ thân thể. Sau khi Hoàng Thường qua đời, cuốn sách này là bị lưu lạc trong nhân gian khiến giới võ lâm tranh đoạt và gây sự chém giết quyết để giành được nó.

Người luyện thành công bộ võ công này có: Tiểu Long Nữ, Dương Quá, Chu Chỉ Nhược, Chu Bá Thông, Quách Tĩnh, Vương Trùng Dương

5. Cửu Dương Thần Công

Cửu Dương Thần công được phát hiện bởi Giác Viễn thiền sư, người gác Tàng kinh các trong Thiếu Lâm Tự bí kíp  này được kẹp trong Lăng Già Kinh. Cửu Dương Thần Công là bộ sách tu luyện nội công bảo vệ thân thể, khi luyện thành trong mình người học sẽ có nội công mang tính nóng. Môn võ này có thể hóa giải sự tấn công của các nguồn lực khác, đồng thời phản kích lại tỉ lệ thuận với độ mạnh của lực tấn công bên ngoài. Có thể nói người luyện thành công nhất chỉ có Trương Vô Kỵ ngoài ra còn có Giác Viễn, Trương Quân Bảo, QUách Tương, Vô Sắc, Không Kiến Thần Tăng.

6. Quỳ Hoa Bảo Điển

Quỳ Hoa Bảo Điển là bí kíp võ thuật thượng thặng trong cuốn tiểu thuyết Tiếu Ngạo Giang Hồ, môn võ công này có chung nguồn gốc với Tịch Tà Kiếm Pháp.

Võ công này vốn là một bí lục do một cặp vợ chồng tiền nhân sáng tạo ra. Phần do người chồng tạo nên là càn kinh, phần do người vợ sáng tạo nên là Khôn kinh, hai phần này hoàn toàn khác biệt thậm chí đối kháng nhau.

Điểm lạ của môn võ công này chính là muốn luyện thành công thì phải tự cung.

7. Độc Cô Cửu Kiếm

Độc Cô Cửu Kiếm là bí kíp kiếm thuật tối thượng do Độc Cô Cầu Bại sáng tạo ra. Độc Cô Cửu Kiếm với triết lý đặc sắc của đạo gia đề cao việc sử dụng kiếm thuật theo chiêu thức “dùng vô chiêu thắng hữu chiêu”. Độc Cô Cửu Kiếm có 9 nguyên lý chính:

  • Tổng quát thức: Là các quy luật chung, quy tắc biến hóa trong kiếm thuật
  • Phá kiếm thức: Là các quy tắc phá kiếm thuật.
  • Phá đao thức: Các quy tắc tấn công đối thủ dùng đao.
  • Phá thương thức: Quy tắc tấn công các đối thủ sử dụng
  • Phá tiên thức: Hóa giải cương tiên, thiết giản, điểm huyệt...
  • Phá sách thức: Phá trường sách, nhuyễn tiên, tam thiết côn, trùy...
  • Phá chưởng thức: Hóa giải quyền, cước, chỉ, chưởng (võ công sử dụng trực tiếp tay, chân, công lực...)
  • Phá tiễn thức: Dùng để phá các tên, ám khí.. chẳng những dùng kiếm gạt ám khí mà có thể phản công trở lại. Một minh họa điển hình của chiêu thức này là Lệnh Hồ Xung dù mất hết nội lực vẫn sử dụng một chiêu kiếm xuất thần đâm mù mắt 15 đại cao thủ vây quanh trong miếu Dược Vương.
  • Phá khí thức: Dùng để hóa giải các đối thủ có nội công thượng thặng.

Người luyện thành công môn võ này chỉ có Phong Thanh Dương và Lệnh Hồ Xung

8. Hàng  Long Thập Bát Chưởng

Hàng Long Thập Bát Chưởng là tên một trong 2 tuyệt kỹ của Cái Bang bên cạnh Đả cẩu bổng pháp. Đây là bộ võ công chí cương của thiên hạ, những cao thủ của môn võ này là: Tiêu Phong, Hồng Thất Công, QUách Tĩnh, Gia Luật Tề, Dương QUá… Chiêu thức của bộ chưởng pháp này bao gồm:

  • Kháng Long Hữu Hối 亢龍有悔 lời hào Thượng cửu của quẻ Kiền, có nghĩa: "Rồng bay cao quá ắt sẽ hối hận". Hào dương ở ngôi cao nhất của quẻ thuần dương, như để tâm chìm đắm vào chỗ lưu đãng, hư huyền xa rời mất cõi nhân sinh, ắt sẽ hối hận. Dùng Cang long hữu hối phải có phát có thu, lực đánh ra 10 phần, lưu lại 20 phần, có phát có thu
  • Lợi Thiệp Đại Xuyên 利 涉大川 có nghĩa: "có lợi trong việc lội qua sông lớn", đây là lời thường dùng trong các quái từ, hào từ của Kinh Dịch. "Đại xuyên" là sông lớn, thường được dùng để ví với sự gian nan hiểm trở.
  • Đột Như Kỳ Lai 突如其來 lời hào Cửu tứ quẻ Ly, có nghĩa: "thình lình ập tới". Trong hào Cửu tam thì sự đe dọa đã bắt đầu hiện ra dưới hình thức ngọn cầu vồng lấn át ánh nắng chiều, và đến hào Cửu tứ thì đột ngột chuyển thành hiện thực.
  • Chấn Kinh Bách Lý 震驚百里 lời quái từ và lời thoán truyện của quẻ Chấn, có nghĩa: "tiếng sấm động vang xa hàng trăm dặm".
  • Hoặc Dược Vu Uyên 或躍於淵 hào Cửu tứ của quẻ Kiền, có nghĩa: "hoặc nhảy vào vực thẳm". Đây là bước rẽ quyết định, con người từ bỏ thế giới rạch ròi của lý trí để đi vào thế giới huyền vi của tâm thức.
  • Song Long Thủ Thủy 雙龍取水 Chúng tôi chưa tra cứu được xuất xứ, có lẽ tác giả chỉ thuận tay dùng các thành ngữ quen thuộc trong kho tàng văn học Trung Quốc mà đặt tên, theo kiểu các chiêu "Giao long hỷ thủy", "Lưỡng long tranh châu"... thường gặp các tiểu thuyết võ hiệp chứ không phải là câu được chọn ra từ Kinh Dịch.
  • Ngư Dược Vu Uyên 魚躍於淵
  • Thời Thừa Lục Long 時乘六龍
  • Mật Vân Bất Vũ 密雲不雨 Thanh phong từ lai, bái nhiên hữu vũ
  • Tổn Tắc Hữu Phu 損則有孚
  • Long Chiến Vu Dã 龍戰於野 lời hào Thượng lục của quẻ Khôn có nghĩa: "rồng đánh nhau nơi hoang dã". Âm đã đến lúc cực thịnh nên tranh nhau với Dương.
  • Lữ sương băng chí 履霜冰絰 Sơn vũ dục lai, lữ sương băng chí, tên đầy đủ là "lữ sương, kiên băng chí", lời hào Sơ lục quẻ Khôn, có nghĩa: "dẫm trên sương, thì biết băng dày sắp đang tới". Đây là tượng của khí âm mới sinh.
  • Đê Dương Xúc Phiên 羝羊觸藩
  • Thần Long Bãi Vĩ 神龍擺尾 Nguyên trong Kinh Dịch không có câu này, mà chỉ có câu "Lý hổ vĩ, điệt nhân, hung" của hào Lục tam quẻ Lý, có nghĩa "đi sau cọp, đạp đuôi cọp, bị nó quay lại cắn, nguy hiểm". Kim Dung giải thích tên chiêu này được lấy từ câu trên, để tả khí thế mạnh mẽ và hung dữ của chiêu thức. Người đời sau thấy chữ "hổ" không hợp trong môn chưởng pháp "hàng long" nên đổi thành "Thần long bãi vĩ"

9. Lục Mạch Thần Kiếm

Lục mạch thần kiếm là tuyệt kỹ sử dụng kiếm khí để sát thương đối thủ. Nó được xem là môn võ công mạnh nhất và chỉ Đoàn Dự vô tình luyện thành công. Đây là một trong hai tuyêt kỹ độc môn truyền nội không truyền ngoại của nước Đại Lý: Nhất Dương Chỉ và Lục Mạch Thần Kiếm.

Bộ kiếm khí này được sánh ngang với dịch cân kinh nên nó thu hút nhiều cao thủ võ lâm muốn chiếm đoạt. Về chiêu thức đây không phải là một kiếm thuật mà là loại kiếm khí. Sáu mạch của bộ kiếm pháp này bao gồm:

  • Tiểu tử - Thiếu trạch kiếm (ngón út tay trái)
  • Tả hữu tiểu tử - Thiếu xung kiếm (ngón út tay phải)
  • Tam quy kinh mạch - Quan xung kiếm (ngón trỏ tay trái)
  • Trung chỉ - Trung xung kiếm (ngón cái tay phải)
  • Bàn thực chỉ - Thương dương kiếm (ngón trỏ tay phải)
  • Mẫu chỉ - Thiếu thương kiếm (ngón cái tay trái

Nhà văn Kim Dung đã thành công khi xây dựng một kho tang những bí kíp võ công đệ nhất trong đó có 9 tuyệt kỹ trên. Theo bạn trong gần 70 tuyệt kỹ võ công của tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung còn tuyệt kỹ nào vô địch thiên hạ? Hãy cùng chia sẻ với chúng tôi nhé.